0912306479

learn this here now bestreplicawatchsite.com. Hot Sales swiss replica rolexes. 40% off replica watches. our website fake-watches.icu. Up To 50% Off www.watchesjob.com. More details about fake watches. More hints replica breitling. click for info www.adomegawatches.com. go to my blog richard mille replica ebay. address realestatebellross.com.

Tết Đoan Ngọ: Vì sao lại rơi vào ngày mùng 5 tháng 5?

Người Việt thường gọi tết Đoan Ngọ là tết ‘diệt sâu bọ’ vì tin rằng trong hệ tiêu hóa của con người thường có sâu bọ, ảnh hưởng tới sức khỏe. Hằng năm, chỉ có đúng ngày mùng 5 tháng 5 là cơ hội để trừ khử.
Bánh tro là loại bánh được nhiều người tìm mua để cúng tết Đoan Ngọ Ảnh: gkvietnam sưu tầm

Vì sao là ngày mùng 5 tháng 5?

Tết Đoan Ngọ, hay dân gian quen gọi là tết diệt sâu bọ, tết nửa năm… rơi vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm. Vì sao lại như vậy?
Trong các bộ môn Lý học Đông phương cổ, nền tảng chính là Hà Đồ và Lạc thư, và Hà Đồ phối hậu thiên Lạc Việt.
Theo đó, tháng 3 là tháng Thìn – Rồng biểu tượng của Vương quyền chính là tháng thứ 5 kể từ tháng Tý (Tháng Tý là tháng 11 âm, sau đó tới tháng Chạp, Giêng, tháng hai). Đây là biểu tượng của 5 vòng tròn trắng ở trung tâm Hà Đồ thuộc Dương (Tháng có trước thuộc Dương). Ngày là con của tháng thuộc Âm, nên chọn ngày mùng 10. Đó đó chính là biểu tượng của 10 vòng tròn đen thuộc Âm trên Hà đồ. Cho nên ông cha ta chọn biểu tượng của ngày giỗ Tổ là mùng 10 tháng 3.
Ngày mùng 5 tháng 5 chính là biểu tượng của hai dãy mỗi dẫy 5 vòng tròn đen ở trung tâm Hà Đồ. Tháng 5 là tháng Ngọ (Đoan là bắt đầu nên có tên là Đoan Ngọ) và tiết khí là Hạ Chí, nhưng là ngày cực âm khi vạn vật quay về Thổ trung cung – đó chính là số 5. Vậy nên, đây chính là ngày mang tính biểu tượng của ngày giỗ Quốc Mẫu Âu Cơ.
Ngày nay nhiều người vẫn còn giữ phong tục mua lá xông về để xông cho các thành viên trong gia đình vào dịp này
Ảnh: sưu tầm bởi gkvietnam

 

Tháng Ngọ cũng chính là giữa năm (Ngọ luôn là biểu tượng chính giữa) cho nên cũng được gọi là Tết giữa năm, nhưng ý nghĩa quan trọng chính là biểu tượng của ngày Giỗ Quốc Mẫu Âu Cơ.

Trong ngày Lễ Tết này theo truyền thống của dân tộc Việt, cũng như các tết khác, người dân ăn tết Đoan Ngọ bằng sự cúng lễ.
Tại các làng xã có lễ thần tại đình, đền; ở thôn, xóm có cúng tại miếu.Gia đình thì làm lễ cúng tổ tiên và Thổ công. Lễ vật cúng là rượu nếp, trái cây. Cúng xong thì ăn, không ai mang đổ xuống sông như tục bên Trung Quốc
Ở nhà thì chúng ta thường thắp hương trên ban thờ Tổ tiên gồm hoa quả, bánh tro (bánh gio), rượu nếp – đặc sản của văn minh lúa nước. Do biểu tượng là ngày Cực Âm trong tiết Hạ chí (cực nóng) nên đồ ăn đều là đồ nguội, lạnh mang tính hàn. Hoa quả được chọn có hình tròn như vải, mận (miền Nam gọi là mận bắc), hạt sen (làm chè).
Cũng chính vì điều đó, ông cha ta gọi ngày này là ngày giết sâu bọ bởi tiết Hạ Chí chính là tiết để gieo hạt vụ mùa hè thu. Giết sâu bọ bằng biểu tượng hình Kim cũng là để chuẩn bị cho một vụ mùa không có sâu bệnh, hướng tới một vụ mùa bội thu.

Có nguồn gốc Trung Quốc?

Tết Đoan Ngọ có ở nhiều nước Châu Á và đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam của chúng ta. Ca dao của người Việt có câu: Tháng Năm ngày tết Đoan Dương/ Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang.
Ngày giỗ Mẹ Việt Thường tức Quốc Mẫu Âu Cơ là một ngày vô cùng quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của mỗi người dân Việt. Do vậy, ngoài ngày giỗ Quốc Tổ mùng 10 tháng 3 thì ngày giỗ Quốc Mẫu cũng vô cùng quan trọng.

Ý nghĩa quan trọng của ngày tết Đoan Ngọ hoàn toàn khác xa với ý nghĩa về tết này của người Trung hoa với tích về ông Khuất Nguyên nước Sở cuối thời chiến quốc. Hầu hết các học giả thời đó cho rằng nguồn gốc của lễ tiết này là sự tưởng niệm thi hào nổi tiếng của nước Sở là ông Khuất Nguyên thế nhưng các sử gia Trung Quốc lúc bấy giờ không hề đưa ra được những tư liệu cụ thể để chứng minh cho “sự liên quan” này.

Ngay trong “Sử ký” của Tư Mã Thiên (145 – 86 TCN), tác phẩm được coi là thành tựu sớm nhất, ghi chép đầy đủ nhất về lịch sử Trung Quốc cổ đại (suốt 2000 năm từ thời Hoàng Đế đến đời Hán Vũ Đế), cũng hoàn toàn không xác định được rõ thời gian tự trầm của Khuất Nguyên là vào ngày, tháng nào.
Những ghi chép của Tư Mã Thiên trong “Khuất Nguyên liệt truyện” (Sử ký) chỉ là những tư liệu được thu thập từ trong dân gian. Như vậy, theo hai truyền thuyết trên thì mùng 5 tháng 5, tết Đoan Ngọ có nguồn gốc từ văn hóa Trung Hoa là rất mù mờ và thiếu cơ sở.
Bài cúng tết đoan ngọ gkvietnam gửi đến mọi người, mọi nhà ạ:

Các bài văn cúng, khấn cổ truyền trong năm

Tết Đoan Ngọ (Ngày Mồng 5 Tháng 5)

Tết Đoan Ngọ là lễ tết lớn của người Việt Nam được tiến hành vào chính giờ Ngọ giữa trưa ngày mồng 5 tháng năm Âm lịch hàng năm.

Ý nghĩa:

Tết Đoan Ngọ là lễ tết lớn của người Việt Nam được tiến hành vào chính giờ Ngọ giữa trưa ngày mồng 5 tháng năm Âm lịch hàng năm. Người xưa quan niệm rằng: Trong cơ thể con người, nhất là bộ phận tiêu hoá thường có sâu bọ ẩn sống, nếu không diệt trừ thì sâu bọ ngày càng sinh sôi nảy nở gây nguy hại cho con người. Lũ sâu bọ này chỉ lộ diện vào ngày 5/5 Âm lịch nên phải làm lễ trừ sâu bọ vào ngày này.

Theo quan niệm cổ truyền, có thể giết sâu bọ bằng cách ăn thức ăn, hoa quả, rượu nếp vào ngày 5/5. Cách trừ sâu bọ trong người như sau: mọi người sáng ngủ dậy không được đặt chân xuống đất phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, tiếp đó ăn một quả trứng vịt luộc. Rồi bước chân ra khỏi giường ăn một bát rượu nếp cho sâu bọ say, tiếp đó ăn trái cây cho sâu bọ chết.

Sắm lễ:

Ngày Tết Đoan Ngọ còn gọi là ngày Giết Sâu Bọ. Mâm lễ cúng gia tiên ngày Tết Đoan Ngọ gồm:

– Hương, hoa, vàng mã;

– Nước;

– Rượu nếp;

– Các loại hoa quả:

+ Mận

+ Hồng xiêm

+ Dưa hấu

+ Vải

+ Chuối…

Văn khấn ngày Tết Đoan Ngọ

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ  Thần công Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, thần địa chúa long mạnh. thần ngũ phương,Quan đương niên hành khiển năm Canh tý  …. cùng tất cả chư vị Tôn thần cai quản trong đất này và khu vực này.

– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ chúng con là:…………

Ngụ tại:…………………………..

Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………, cúi xin ác vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ mọn tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

gkvietnam.net khát khao sáng tạo cuộc sống!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.