0912306479

learn this here now bestreplicawatchsite.com. Hot Sales swiss replica rolexes. 40% off replica watches. our website fake-watches.icu. Up To 50% Off www.watchesjob.com. More details about fake watches. More hints replica breitling. click for info www.adomegawatches.com. go to my blog richard mille replica ebay. address realestatebellross.com.

Hướng dẫn cúng ông Công ông Táo 23 tháng chạp hàng năm

Hôm nay Phong thủy GK Việt Nam (gkvietnam.net) sẽ chia sẻ với các quý độc giả các thủ tục và cách rút tỉa chân nhang và cúng thần thổ công và thần táo quân dịp tết Ông công ông táo 23 tháng chạp hàng năm … bạn hãy lưu lại để dùng cho các năm tiếp theo nhé…. Ngày ông Công ông Táo 23 tháng Chạp năm nay 2022 Âm lịch nhằm ngày thứ Bảy 14/1/2023 (dương lịch). Vào ngày này, mỗi nhà thường chuẩn bị mâm cỗ cúng tiễn ông Công ông Táo về trời. Vậy sự tích ông Công ông Táo bắt nguồn từ đâu? Theo văn hóa Á Đông, vào ngày Lập Xuân – ngày đầu tiên của tiết Lập Xuân mở đầu 24 tiết khí trong năm là ngày rất quan trọng. Trong các di chỉ cổ đã ghi rất kĩ việc ngày Lập Xuân vạn vật tại nội gia phải an yên, con người tâm thái bình tĩnh, tích cực đón chào vận khí mới. Trong ngày 23 tháng Chạp, theo tập tục sau khi cúng ông Công ông Táo xong, các gia đình sẽ tiến hành rút tỉa chân nhang, bao sái lau dọn vệ sinh bàn thờ, tổng vệ sinh nơi thờ cúng và nhà cửa luôn để chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán. Tuy nhiên, theo các chuyên gia phong thủy, vào những năm đặc biệt, thủ tục sẽ phải khác hơn tùy biến linh hoạt phù hợp lễ nghi. Dù chúng ta cúng ông Công ông Táo ngày nào, trước 23.12 âm hay đúng ngày 23.12 âm vẫn phải tiến hành lau dọn bàn thờ, tổng vệ sinh nhà cửa trước khi bắt đầu bước vào tiết Lập Xuân, tiết khí đầu năm mới.Tiết Lập xuân thông thường bắt đầu vào ngày 04/02 (hoặc 05/02) và kết thúc vào ngày 18/02 (hoặc 19/02) Dương lịch hàng năm, do ảnh hưởng quỹ đạo chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời. Tiết Lập xuân 2023 bắt đầu vào ngày Dương lịch 04/02/2023 ( m lịch: 14/01/2023), tức ngày Quý Tỵ, tháng Giáp Dần, năm Quý Mão. Link bài viết trên web của GKVIETNAM dưới đây là sẽ chia sẻ cho quý vị Cách bao sái ban thờ rút chân nhang và bài khấn ngày ông công ông táo 23 tháng chạp mà GK Việt Nam gửi đến Quý vị!

Nguồn gốc, ý nghĩa của tục cúng ông Công ông Táo

Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, nhiều gia đình sửa soạn mâm cơm cúng tiễn đưa ông Táo về trời. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa ngày này để biết thêm nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người Việt.

Sự tích ông Táo về trời

Thần Táo quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành sự tích “Hai ông một bà”.

Sự tích bắt đầu rằng, Thị Nhi có chồng là Trọng Cao. Tuy ăn ở mặn nồng tha thiết với nhau, nhưng mãi không có con. Vì vậy, dần dà Trọng Cao hay kiếm chuyện dằn vặt vợ. Một hôm, chỉ vì một chuyện nhỏ, Trọng Cao gây thành chuyện lớn, đánh Thị Nhi và đuổi đi.

Thị Nhi bỏ nhà, lang thang đến một xứ khác và sau đó gặp Phạm Lang. Phải lòng nhau, hai người kết thành vợ chồng. Về phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì vợ đã bỏ đi xa rồi. Day dứt và ân hận, người này lên đường tìm kiếm vợ.

Nhiều ngày đi tìm, hết gạo hết tiền, Trọng Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Cuối cùng, Trọng Cao tình cờ tìm xin ăn đúng nhà của Thị Nhi, đúng lúc Phạm Lang đi vắng. Thị Nhi sớm nhận ra người hành khất đúng là người chồng cũ. Nàng mời vào nhà, nấu cơm thiết đãi người xưa.

Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về. Thị Nhi sợ chồng nghi oan, nên giấu Cao dưới đống rạ sau vườn. Chẳng may, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, Thị Nhi hốt hoảng, lao mình vào cứu chồng cũ ra. Thấy vợ nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo. Cả ba đều chết trong đám lửa.

Thương tình 3 người sống có nghĩa có tình nên Ngọc Hoàng phong cho làm vua bếp. Theo đó, người chồng mới là Thổ Công trông coi việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa.

Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo quân lên chầu trời, báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của các gia đình. Vì vậy vào ngày này, các gia đình thường làm mâm cơm để đưa tiễn Táo Quân chầu trời.

Ý nghĩa ngày ông Công ông Táo

Theo quan niệm của người Việt, không chỉ cai quản việc trong gia đình, các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.

Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người. Đến đêm Giao thừa, Táo quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa gia đình.

Ngày ông Công ông Táo đã đi vào tiềm thức người Việt. Vào ngày này, người dân làm mâm cơm để bày tỏ lòng biết ơn với các vị thần. Đồng thời, đây cũng là dịp để người người, nhà nhà trở về sum họp, quây quần sau một năm làm ăn vất vả.

Trong mâm cúng, người Việt thường chuẩn bị thêm cá chép – khoảng 2 hoặc 3 con thả trong chậu nước, cúng cùng các đồ lễ khác. Sau khi cúng xong, người dân sẽ đem phóng sinh ở sông, ao, hồ… với ý nghĩa đưa ông Táo về trời. Bên cạnh đó, tục lệ phóng sinh cũng thể hiện sự nhân ái, từ bi của người Việt.

  Cách bao sái ban thờ, rút chân nhang: Trước khi lau dọn bàn thờ, tỉa chân hương ngày ông Công ông Táo, các gia đình cần phải thắp hương và cúng khấn xin phép thần linh và tổ tiên để bao sái ban thờ: có thể có 1 chút lễ chay là hoa quả gói bánh nhỏ,có chén nước trong , bật đèn điện, thắp  đèn dầu hoặc đèn nến và thắp 3 cây nhang hoặc 1 cây nhanh để xin phép. Bài khấn xin phép như sau: Bài khấn trước khi rút chân hương Con Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần) Tín chủ con tên là: …………………………………. Cư ngụ tại địa chỉ:………………………………….. Hôm nay ngày….. tháng…… năm………..âm lịch,  tín chủ con tự xét thấy bản thân mình chưa chu toàn nên để hương án có chút bụi bẩn, có chút chưa được tịnh tịnh, xanh yên và cũng là đến dịp lễ ông công ông táo về trầu trời báo cáo thiên đình tổng kết năm cũ chuẩn bị đón chào năm mới… Tín chủ xin kính cáo với các chư Vị (tùy theo bàn thờ đó thờ thần linh, hộ pháp, hay gia tiên…), chọn được ngày lành tháng tốt hôm nay xin cho phép tín chủ được sái tịnh để cho bàn thờ được trang nghiêm thanh tịnh, kính mong các chư vị chứng minh và gia hộ”. Mong các vị tạm ẩn tạm lánh, độ cho cho con lau dọn được khang trang mỹ hảo, cho hương án được an chính vị, cho âm phần được an yên, cho gia cư được lạc thổ. Cho cung tài không động, cung lộc không hao. Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết kính cẩn tâm thành nếu có gì si mê lầm lỡ kính xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho. Con Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần) Văn khấn lau dọn bàn thờ đúng chuẩn theo Văn khấn cổ truyền Con Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần) Con xin tấu lạy Chín phương Trời, Mười phương chư Phật, chư Phật Mười phương Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ, long mạch thổ, thần Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Tín chủ con là: ……………….. Ngụ tại:………………………………………. Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ dòng họ …. tại…… (địa chỉ nhà ở, quê). Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp năm…….. , con xin phép được bao sái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ … chấp thuận. Con Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần) Sau hơn nửa tuần nhang thì bạn có thể tiến hành vệ sinh bát nhang và ban thờ. Văn khấn rút tỉa chân hương ban thờ Thần tài Con Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần) Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương. Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Tín chủ con là:………………….. Ngụ tại:…………………………………. Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ X. (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại…… (nhà ở đâu, quê ở đâu thì thêm vào) Hôm nay là ngày … con xin phép được bao sái lại bàn thờ Thần tài để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ X, chấp thuận. Con Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần) sau khi đọc xong 3 bài khấn trên để rút chân nhang và làm sạch bát nhang ban thờ Dùng khăn mặt sạch lay sạch bằng khăn khô hết bùi bẩn của ban thờ và tàn  hương dơi trước đó, lau bằng 1 khăn ướt và  sau đó dùng khăn ướt  sạch tẩm rượu gừng hoặc nước thơm hòa với nước trắng sạch để lau chùi ban thờ , bát hướng sau khi đã rút chân nhang xong, lau sạch ban thờ bằng khăn khô 1 lần nữa….các đồ thờ càn bụi bẩn quý vị có thể làm sạch bằng khăn như trên và đặt vào vị trí cũ…. sau khi hoàn thành việc bao sái, rút chân nhanh xong, quý vị tiến hành đặt lễ chay lễ mặn, tiền vàng gồm mũ ông công và các lễ kèm dưới hình dưới lên ban thờ, dót nước rượu đầy đủ, châm đèn điện , đèn dầu hoặc đèn nến…. nên nhang ( hương) và thắp hương đọc bài khấn sau đây thành tâm như ý…. hết hương hoặc hết 2/3 hương quý vị hóa vàng và  có thể hạ lễ và làm sạch lại ban thờ 1 lần sau khi hạ lễ…. Cúng Thần Thổ Công , Gia tiên xong quý vị , sắp lễ vào 1 mâm sạch lễ chay mặn hoa tươi đèn nến rượu nước …. đầy đủ tại khu bếp nấu ở phòng bếp của gia đình  và sau đó làm lễ tại bếp dâng thần táo quân tại bếp nhé.. VẮN KHẤN THỔ CÔNG VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỰ THẦN THỔ CÔNG GK VIỆT NAM CHIA SẺ VỚI QUÝ VỊ NHƯ SAU : Văn khấn thần Thổ Công Lễ tối thiểu  gồm có:
  1. Trái cây ngũ quả 1 lễ
  2. Hoa tươi : 9 bông hồng tốt nhất, có thể dùng hoa huệ hoặc hoa cúc….
  3. Hương(nhang): 1 bó
  4. Đèn cầy ( đèn nến): 2 ly
  5. Gạo, muối: 1 +1đĩa
  6. 1 bao thuốc lá + 1 máy lửa
  7. Trà gói: 1gói
  8. Thuốc lá 1 bao + 1 máy nửa
  9. Rượu: 1 chai ( 1 chén cũng đc)
  10. Nước: 1 chai lavi ( hoặc  3 trai)
  11. Bánh kẹo: 1 phần
  12. Trầu cau tươi:3 quả + 3 lá trầu
  13. Chè + bánh hoặc xôi :1 đĩa thành + 1 đĩa
  14. 1khoanh giò ( hoặc 1 con gà)
  15. có thể làm 1 mâm cơm canh
Vàng mã: Tiền polime:  mệnh giá 500K: 5 tệp; mệnh giá 100k: 5 tệp, 50k: 5 tệp, 20k:5 tệp, 10K: 5 tệp Tiền đôla: 5 tệp, Tiền ngân hàng địa phủ Việt Nam: 5 tệp mệnh giá 500k Mũ và hia quần áo mũ ông công màu đỏ Các bạn có thể mua dâng gia tiên vàng mã và đặt 1 đĩa riêng ở trên ban thờ nhé : Tiền polime:  mệnh giá 500K: 5 tệp; mệnh giá 100k: 5 tệp, 50k: 5 tệp, 20k:5 tệp, 10K: 5 tệp Tiền đôla: 5 tệp, Tiền ngân hàng địa phủ Việt Nam: 5 tệp mệnh giá 500k   Thổ Công là vị thần trông coi, cai quản trong nhà, định sự họa phúc cho mọi gia đình, thường được gọi là Đệ nhất gia chi chủ. 1) Ý nghĩa. Thổ Công là vị thần trông coi, cai quản trong nhà, định sự họa phúc cho mọi gia đình, thường được gọi là Đệ nhất gia chi chủ. Nhờ có vị thần này nên các hồn ma quỷ không xâm nhập được vào nhà để quấy nhiễu gia đình. Bàn thờ Thổ công không chỉ thờ một vị, mà thờ ba vị thần với ba danh hiệu khác nhau. Trong bài vị người ta để danh hiệu của cả ba vị thần này, mỗi vị trông coi một việc khác nhau. Thổ Công: trông coi việc bếp núc. Thổ Địa: trông coi việc nhà. Thổ Kỳ: trông nom việc chợ búa cho phụ nữ, hoặc việc sinh sản các vật ở vườn đất. Bài vị của ba thần được lập chung và viết như sau: Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần, Bản gia Ngũ phương Ngũ thổ Phúc đức chính thần. Mỗi gia đình có riêng một Thổ công. Hàng năm các Thổ công này được thay thế vào ngày 23 tháng chạp (gọi là ngày ông Táo lên trời). Vào ngày này gia đình sửa lễ cúng ông Công , rồi đốt bài vị cũ, thay bài vị mới. 2) MŨ THỔ CÔNG Mũ Thổ Công là một cỗ gồm ba chiếc: 1 mũ đàn bà và 2 mũ đàn ông không có hai cánh chuồn. Nếu thờ 3 chiếc là thờ đủ mũ cho ba vị thần còn nếu thờ 1 mũ thì đó là mũ Thổ Công. Mũ được làm bằng giấy, mũ thường đi kèm với một chiếc áo và một đôi hia. Dưới mũ đặt 100 thoi vàng giấy. Mũ, áo, hia mỗi năm một màu hợp với ngũ hành: Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ (trắng-xanh-đen-đỏ-vàng) mỗi năm có một hành riêng, mỗi hành có một màu nhất định. Năm có hành Kim: cúng mũ màu trắng. Năm có hành Mộc: cúng mũ màu xanh. Năm có hành Thủy: cúng mũ màu đen. Năm có hành Hỏa: cúng mũ màu đỏ. Năm có hành Thổ: cúng mũ màu vàng. Cũng như bài vị Thổ Công, hàng năm mũ cũng được đem hóa vào ngày tết Táo quân và được thay cỗ mũ khác để thờ cho đến tết Táo quân năm sau. 3)CÚNG THỔ CÔNG Cúng vào ngày giỗ Tết, Sóc Vọng. Có thể cúng chay hoặc mặn. Trong ngày Sóc Vọng, ngày mồng Một, ngày Rằm, các gia đình thường cúng chay; đồ lễ gồm: giấy vàng, bạc, trầu, nước, hoa quả. Tuy vậy, cũng có gia đình cúng mặn có thêm các đồ: rượu, xôi, gà, chân giò…. Những khi làm lễ cúng Gia tiên, bao giờ cũng cúng Thổ Công trước. Khấn cầu sự phù hộ của Thổ Công cũng giống như khấn Gia tiên. Mặc dù gọi là cúng Thổ Công, nhưng khi cúng phải khấn đủ các Thần linh ghi trong bài vị. 4) TẾT THỔ CÔNG Thổ Công là vị thần có nhiệm vụ ghi chép mọi việc tốt xấu xảy ra trong mỗi gia đình. Lễ cúng Thổ Công quan trọng nhất là ngày tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp (còn gọi là tết ông Công). Trong ngày lễ này, sau khi cúng xong, Thổ Công lên chầu Thượng Đế để báo cáo những điều tai nghe, mắt thấy ở trần thế mà mình đã ghi chép được. Còn các gia đình sẽ hóa vàng, mũ, áo, hia của năm trước đổ tro ra sống và phóng sinh cho con cá chép để cho ông cưỡi lên trời. (quan niệm dân gia cho rằng: cá chép sau khi được phóng sinh sẽ hóa thành rồng để cho ông Táo cưỡi.). 5) VĂN KHẤN THỔ CÔNG Văn khấn Thổ Công sau đây được dùng cho cả năm tùy theo cúng vào lúc nào mà thay đổi ngày tháng cho phù hợp. Văn khấn Thổ Công Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! – Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương. – Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. – Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần. – Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này. Tín chủ là……………………………………………………………… Ngụ tại…………………………………………………………………. Hôm nay là ngày……….tháng……..năm…………………………. Tín chủ con thành tâm sắm sửa hương, hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả, bầy ra trước án. Đốt nén hương thơm kính mời: ngày Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn thần, ngài Bản gia Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần. Cúi xin các Ngày thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con tòan gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xind dược phù hộ độ trì. Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!   VĂN KHẤN THẦN TÁO QUÂN Ở BẾP : Lễ tối thiểu  gồm có:
  1. Trái cây ngũ quả 1 lễ
  2. Hoa tươi : 9 bông hồng tốt nhất, có thể dùng hoa huệ hoặc hoa cúc….
  3. Hương(nhang): 1 bó
  4. Đèn cầy ( đèn nến): 2 ly
  5. Gạo, muối: 1 +1đĩa
  6. 1 bao thuốc lá + 1 máy lửa
  7. Trà gói: 1gói
  8. Thuốc lá 1 bao + 1 máy nửa
  9. Rượu: 1 chai ( 1 chén cũng đc)
  10. Nước: 1 chai lavi ( hoặc  3 trai)
  11. Bánh kẹo: 1 phần
  12. Trầu cau tươi:3 quả + 3 lá trầu
  13. Chè + bánh hoặc xôi :1 đĩa thành + 1 đĩa
  14. 1khoanh giò ( 1 con gà)
  15. 3 con cá chép sống thả chậu nước sạch để mâm lễ hoặc đặt nên bàn
  16. có thể làm 1 mâm cơm canh
Vàng mã: Tiền polime:  mệnh giá 500K: 5 tệp; mệnh giá 100k: 5 tệp, 50k: 5 tệp, 20k:5 tệp, 10K: 5 tệp Tiền đôla: 5 tệp, Tiền ngân hàng địa phủ Việt Nam: 5 tệp mệnh giá 500k Mũ và hia quần áo  thần táo quân ông táo ( 3 mũ  cánh chuồn + 3 con cá dính vào)  

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: …

Ngụ tại: …

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.

Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

NẾU NHÀ BẠN CÓ BAN THẦN TÀI (NẾU CÓ) Bạn sẽ phải bao sái , rút chân hương và  chuẩn bị 1 lễ dâng lễ ở ban thần và làm lễ tại ban thần tài nhé Thần Tài là vị thần mang tài lộc cho gia đình nên người ta thường thờ vị thần này tại gia đình. Mỗi khi làm việc gì, gia chủ thường cầu khẩn Thần Tài. Người xưa thờ Thần Tài ở xó xỉnh xuất phát từ điển tích:
Khi xưa, có một lái buôn tên là Âu Minh khi qua hồ Thanh Thảo được Thủy Thần cho một nô tỳ tên là Như Nguyện. Âu Mình đưa Như Nguyện về nuôi trong nhà làm ăn ngày càng trở nên phát đạt. Sau đó nhân một ngày Tết vì lý do nào đó, Âu Minh đánh Như Nguyện. Như Nguyện quá sợ hãi chui vào đống rác và biến mất. Từ đó Âu Minh làm ăn thua lỗ, sa sút, chẳng mấy chốc trở nên nghèo xác nghèo xơ. Hóa ra Như Nguyện chính là Thần Tài hiện hình và mọi người lập bàn để thờ. Từ đó, ta có tục kiêng hốt rác trong ba ngày đầu năm là vậy. Vì sợ hốt rác là hốt luôn cả Thần tài trong đó thì việc làm ăn sẽ không phát đạt. Việc thờ Thần Tài nơi xó xỉnh là do vậy.

Bàn thờ Thần Tài tại gia

Khi thờ thần tại gia đình thì Thần Tài chỉ được lập bàn thờ ở những nơi xó xỉnh, góc nhà chứ không phải nơi sạch đẹp, trang trọng như bàn thờ Tổ tiên hay bàn thờ Thổ Công.
Bàn thờ Thần Tài là một chiếc khảm nhỏ, sơn son thếp vàng, hoặc là chiếc thùng gỗ dán giấy đỏ xung quanh. Phía trong khảm dán bài vị của Thần Tài, được viết trên giấy đỏ, mực viết bằng kim nhũ với nội dung: Ngũ phương ngũ thổ long thần Tiền hậu địa chủ tài thần Hai bên bài vị có câu đối: Thổ năng sinh bạc ngọc Địa khả xuất hoàng kim Có nghĩa là: Đất hay sinh ngọc trắng Đất khá có vàng dòng Nội dung câu đối có thể thay đổi nhưng bao giờ cũng phải có một đôi. Trước bài vị là bát hương, có hai cây đèn nhỏ. Trong khảm đặt mấy cốc nước, chén rượu, một mâm bồng để bày trái cây phẩm vật khi cúng lễ.
Có gia đình khắc lên khảm mấy chữ đại tự và hai bên có đôi câu đối nội dung ca tụng sự giúp đỡ cũa Thần Tài và sự cầu mong của gia chủ. BÀI CÚNG  TẠI BAN THẦN TÀI Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! – Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương. – Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. – Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. – Con kính lạy Ngũ Phúc Thần tài,Thần tài vị tiền, thần thổ địa   – – Con kính lạy Quan Đương niên hành khiển năm Nhâm Dần 2022  là Quan Ngụy vuơng hành khiển,Mộc tinh Hành Binh Chi thần,Tiêu tào phán quan. – Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa thần kì cai quản trong đất này và khu vực này. Tín chủ con là…………………………………………………………. Ngụ tại…………………………………………………………………… Hôm nay là ngày…….tháng…….năm………………………………. Tín chủ chúng con thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị, Thần thổ địa Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.   Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô a di Đà Phật!(3 lần)   Bài viết được viết bởi Chuyên gia của Phong thủy GK Việt Nam Yên Phong-Bắc Ninh , 2giờ 32 phút sáng, ngày 25/1/2022 Dương lịch ( tức 23 tháng 12 năm 2021 âm lịch) và chỉnh lý ngày 11/1/2023 Dương lịch tức 20/12/2022 âm lịch www.facebook.com/trinhgiatran www.facebook.com/congtygkvietnam gkvietnam.net _ Phong thủy GK Việt Nam www.facebook.com/phongthuybacninh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.