Làm thế nào để tính được năm Can Chi dựa trên năm dương lịch là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Hôm nay, chúng tôi sẽ chỉ bạn cách tính năm dương lịch ra năm can chi nhanh và chính xác nhất, hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây nhé!
Chu kỳ vận hành và cách tính lịch Can Chi
Chu kỳ vận hành của các con giáp còn được gọi theo tiếng Hán là “lục thập hoa giáp” – chu kỳ hoa nở của các con giáp. Lục thập hoa giáp sẽ bắt đầu ở Giáp Tý và kết thúc ở Quý Hợi. Kết thúc mỗi vòng tuần hoàn 60 năm sẽ bắt đầu một vòng tuần hoàn mới. 60 năm của một vòng tuần hoàn là sự kết hợp của 6 chu kỳ hàng Can và 5 chu kỳ hàng Chi.
Theo đó, cách tính lịch sẽ là cách tính các đơn vị giờ, ngày, tháng, năm theo hệ số đó và Can Âm sẽ đi cùng với Chi Âm, Can Dương đi cùng với Chi Dương.
Cách tính năm dương lịch sang năm Can Chi
Để tính năm dương lịch sang năm Can Chi ta dựa vào công thức sau: Lấy số năm dương lịch chia cho 60, số dư của phép chia này sẽ dùng để đối chiếu với các số trong bảng dưới đây, tương ứng với số dư sẽ là năm Can Chi:
Chi/Can | Giáp | Ất | Bính | Đinh | Mậu | Kỷ | Canh | Tân | Nhâm | Quý |
Tý | 04 | 16 | 28 | 40 | 52 | |||||
Sửu | 05 | 17 | 29 | 41 | 53 | |||||
Dần | 54 | 06 | 18 | 30 | 42 | |||||
Mão | 55 | 07 | 19 | 31 | 43 | |||||
Thìn | 44 | 56 | 08 | 20 | 32 | |||||
Tị | 45 | 57 | 09 | 21 | 33 | |||||
Ngọ | 34 | 46 | 58 | 10 | 22 | |||||
Mùi | 35 | 47 | 59 | 11 | 23 | |||||
Thân | 24 | 36 | 48 | 00 | 12 | |||||
Dậu | 25 | 37 | 49 | 01 | 13 | |||||
Tuất | 14 | 26 | 38 | 50 | 02 | |||||
Hợi | 15 | 27 | 39 | 51 | 03 |
Bảng tính năm dương lịch sang Can Chi
Ví dụ về cách tính năm Can Chi:
Tính Can Chi của năm dương lịch 1945: Ta lấy 1946 : 60 = 32 dư 26, đối chiếu với bảng trên, ta xác định được năm 1946 là năm Bính Tuất.
Tương tự tính Can Chi của năm dương lịch 2022: Ta lấy 2022: 60 = 33 dư 42, đối chiếu với bảng trên, ta xác định được năm 2022 là năm Nhâm Dần.
Cách tính tháng dương lịch theo Can Chi
Cách tính lịch Can Chi có quy ước từ việc xác định tháng âm lịch. Theo đó, nếu bạn muốn tính tháng dương lịch theo Can Chi trước hết hãy đổi tháng dương lịch sang tháng âm lịch.
Theo quy ước của tháng âm lịch, tháng giêng âm lịch sẽ luôn luôn là tháng Dần, tương tự tháng hai là tháng Mão, tháng ba là tháng Thìn, tháng tư là tháng Tỵ… Cứ tuân theo thứ tự đó 12 tháng ứng với 12 chi đến tháng 11 là Tý và tháng chạp là Sửu. Cụ thể như sau:
– Tháng 1 (Tháng Giêng) là tháng Dần;
– Tháng 2 là tháng Mão;
– Tháng 3 là tháng Thìn;
– Tháng 4 là tháng Tỵ;
– Tháng 5 là tháng Ngọ;
– Tháng 6 là tháng Mùi;
– Tháng 7 là tháng Thân;
– Tháng 8 là tháng Dậu;
– Tháng 9 là tháng Tuất;
– Tháng 10 là tháng Hợi;
– Tháng 11 là tháng Tý;
– Tháp 12 (Tháng Chạp) là tháng Sửu.
Như đã nêu trên, 12 tháng tương ứng với 12 chi nên Địa Chi của các tháng sẽ luôn luôn không thay đổi. Do đó, để tính tháng dương lịch theo Can Chi ta chỉ việc tìm Thiên Can cho tháng Giêng (Tháng 1) của mỗi năm, sau đó các tháng tiếp theo sẽ có Thiên Can kế tiếp nhau.
Chi tiết theo dõi bảng dưới đây:
Tháng/Năm | Giáp/Kỷ | Ất/Canh | Bính/Tân | Đinh/Nhâm | Mậu/Qúy |
1 | Bính Dần | Mậu Dần | Canh Dần | Nhâm Dần | Giáp Dần |
2 | Đinh Mão | Kỷ Mão | Tân Mão | Qúy Mão | Ất Mão |
3 | Mậu Thìn | Canh Thìn | Nhâm Thìn | Giáp Thìn | Bính Thìn |
4 | Kỷ Tỵ | Tân Tỵ | Quý Tỵ | Ất Tỵ | Đinh Tỵ |
5 | Canh Ngọ | Nhâm Ngọ | Giáp Ngọ | Bính Ngọ | Mậu Ngọ |
6 | Tân Mùi | Qúy Mùi | Ất Mùi | Đinh Mùi | Kỷ Mùi |
7 | Nhâm Thân | Giáp Thân | Bính Thân | Mậu Thân | Canh Thân |
8 | Qúy Dậu | Ất Dậu | Đinh Dậu | Kỷ Dậu | Tân Dậu |
9 | Giáp Tuất | Bính Tuất | Mậu Tuất | Canh Tuất | Nhâm Tuất |
10 | Ất Hợi | Đinh Hợi | Kỷ Hợi | Tân Hợi | Qúy Hợi |
11 | Bính Tý | Mậu Tý | Canh Tý | Nhâm Tý | Giáp Tý |
12 | Đinh Sử | Kỷ Sửu | Tân Sửu | Qúy Sửu | Ất Sửu |
Bảng tính tháng dương lịch theo Can Chi
Như vậy, có thể thấy:
- Tháng giêng của các năm có hàng can là Giáp, Kỷ thì tháng đó theo Can Chi sẽ là tháng Bính Dần;
- Tháng giêng của các năm có hàng can là Ất, Canh thì tháng đó theo Can Chi là tháng Mậu Dần;
- Tháng giêng của các năm có hàng can là Bính, Tân thì tháng giêng theo Can Chi là tháng Canh Dần;
- Tháng giêng của các năm có hàng can là Đinh, Nhâm thì tháng đó theo Can Chi là tháng Nhâm Dần;
- Tháng giêng của các năm có hàng can là Mậu, Quý thì tháng giêng theo Can Chi sẽ là tháng Giáp Dần;
Lưu ý: Trong trường hợp năm đó có tháng nhuận thì tháng sau vẫn theo tháng chính, không đổi.
Cách tính ngày dương lịch theo Can Chi
Ngày Can Chi sẽ được lặp lại theo chu kỳ 60 ngày, chu kỳ này không phụ thuộc vào năm tháng Can Chi hay năm tháng âm lịch.
Tính ngày Can Chi theo ngày dương lịch hay ngày âm lịch?
Bởi tháng âm lịch thường đủ thiếu không đều đối với từng tháng nên ngày âm lịch và ngày Can Chi thường chênh lệch nhau. Điều này dẫn tới việc rất khó để xác định ngày Can Chi theo ngày âm lịch. Vì vậy, để tính ngày Can Chi người ta thường dựa theo ngày dương lịch.
Theo đó, mỗi năm dương lịch sẽ có 365 ngày, tương đương với 6 chu kỳ Lục thập hoa giáp cộng thêm 5 ngày lẻ hoặc sẽ là 6 ngày lẻ nếu năm đó là năm nhuận.
Ta lấy ngày khởi đầu là ngày 1/3 thì những ngày có cùng can chi với ngày 1/3 là sẽ là ngày 30/4, ngày 29/6, ngày 28/8, ngày 27/10, ngày 26/12 và ngày 24/2 của năm sau. Và nếu xác định được ngày Can Chi của ngày 1/3 hoặc một trong bảy ngày nêu trên là ngày gì thì ta có thể dễ dàng tính nhẩm được những ngày bất kỳ trong năm bằng cách xác định xem ngày đó gần với ngày nào nhất trong 7 ngày nói trên.
Tương tự để tính những ngày 1/3 năm sau, việc ta cần làm là cộng thêm số dư là 5 đối với những năm thường hoặc là 6 đối với những năm nhuận.
Ví dụ về cách tính ngày Can Chi
Có thể lấy ví dụ cụ thể như: Ngày 1/3/2022 là ngày Quý Sửu, thì các ngày 30/4/2022, 29/6/2022, 28/8/2022, 27/10/2022, 25/12/2022 và 24/2/2023 cũng là ngày Quý Sửu.
Ngày 1/3/2019 là ngày Đinh Dậu thì các ngày 30/4/2019, 29/6/2019, 28/8/2019, 27/10/2019, 25/12/2019 và ngày 24/2/2020 cũng sẽ là ngày Đinh Dậu. Ngày 28/2/2020 và 29/2/2020 sẽ lần lượt là ngày Ất Mùi và ngày Nhâm Dần (vì năm 2020 là năm nhuận). Ngày 1/3/2019 là ngày Đinh Dậu, cộng thêm 6 ngày do năm nhuận ta tính được ngày 1/3/2020 là ngày Quý Mão.
Cách tính giờ dương lịch theo Can Chi
Theo dương lịch một ngày có 24 giờ nhưng theo cách tính Can Chi, một ngày chỉ có 12 giờ. Cách gọi giờ theo Can Chi sẽ tương ứng với 12 Địa Chi đó là: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi
Bắt đầu giờ Tý là 0 giờ; giờ Dần là 4 giờ sáng; chính Ngọ là 12 giờ trưa; giờ Dậu là 4 giờ chiều và bắt đầu từ 23 giờ 30 phút sẽ sang giờ Tý của ngày hôm sau.
Theo đó, cách tính giờ theo 12 Can Chi cụ thể như sau:
– Giờ Tý (Chuột): Từ 23 giờ đến 1 giờ sáng;
– Giờ Sửu (Trâu): Từ 1 giờ đến 3 giờ sáng;
– Giờ Dần (Hổ): Từ 3 giờ đến 5 giờ sáng;
– Giờ Mão (Mèo): Từ 5 giờ đến 7 giờ sáng;
– Giờ Thìn (Rồng): Từ 7 giờ đến 9 giờ sáng;
– Giờ Tỵ (Rắn): Từ 9 giờ đến 11 giờ sáng;
– Giờ Ngọ (Ngựa): Từ 11 giờ đến 13 giờ trưa;
– Giờ Mùi (Dê): Từ 13 giờ đến 15 giờ chiều;
– Giờ Dậu (Gà): Từ 17 giờ đến 19 giờ tối;
– Giờ Thân (Khỉ): Từ 15 giờ đến 17 giờ chiều;
– Giờ Dậu (Gà): Từ 17 giờ đến 19 giờ tối Giờ;
– Giờ Tuất (Chó): Từ 19 giờ đến 21 giờ tối;
– Giờ Hợi (Lợn): Từ 21 giờ đến 23 giờ tối khuya;
Trên đây là cách tính năm dương lịch ra năm Can Chi nhanh và chính xác nhất mà chúng tôi gửi đến bạn. Hy vọng những chia sẻ nêu trên hữu ích đối với quý độc giả.